Năm 2015, vợ chồng chị Hiếu sống ở bang Washington. Ngôi nhà khi ấy có khu vườn rất rộng, diện tích 1.400m2. Khi con được 4, 5 tháng tuổi, chị Hiếu thường tranh thủ lúc con ngủ để ra làm vườn.
"Tôi sinh ra ở nông thôn nên việc cuốc đất, trồng cây không xa lạ. Việc làm vườn cũng giúp tôi thoải mái hơn, nhất là khi chuyển từ một cô gái năng động, nhiều năm làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài sang mẹ bỉm sữa ở đất nước xa lạ”, chị kể.
![]() | ![]() |
Khu vườn ở ngôi nhà cũ của vợ chồng chị Hiếu
Với sự hỗ trợ của ông xã và tìm hiểu thêm kiến thức qua mạng, chị Hiếu học được cách chọn các loại cây, hoa, phân bón, phương thức chăm sóc vườn phù hợp thổ nhưỡng, thời tiết tại đây. Khu vườn dần dần được phủ xanh bởi cỏ, cây và rực rỡ sắc hoa.
Chị tỉ mỉ tìm mua các loại chum đất nung, lu đựng nước mưa, chậu tiểu cảnh, những đồ gốm hình gà, vịt, thậm chí cả đôi quang gánh, gáo dừa đậm chất Nam Bộ... và gửi theo các chuyến hàng của công ty chồng từ Việt Nam sang Mỹ. Những đồ vật này được khéo léo trang trí trong vườn, mang tới cảm giác thân thuộc, rất Việt Nam.
"Tôi mong muốn mang được nét bản sắc quê hương Nam Bộ tới sân nhà ở Mỹ để con có thể thấy, cảm nhận, hiểu hơn về quê hương mẹ. Với trẻ con, dù mình có kể chuyện, giải thích tốt như thế nào thì nếu không được thấy, không được trải nghiệm, con cũng khó nhớ hết.
Dù khu vườn không thể tái hiện 100% cuộc sống miền quê Việt Nam nhưng ít nhất, con cũng có thể quan sát, vui đùa mỗi ngày với chiếc võng, xích đu, lu nước... Sau này, khi con về Việt Nam, những hình ảnh đó đã trở thành quen thuộc từ trong tiềm thức, con sẽ không ngỡ ngàng, hay xa cách", người mẹ Việt tâm sự.
Tháng 11/2022, gia đình chị Hiếu chuyển tới một căn nhà khác. Điều chị tiếc nuối nhất chính là phải chia tay khu vườn 7 năm vun đắp, với biết bao kỷ niệm cùng con trai.
"Căn nhà mới của vợ chồng tôi cũng có sân vườn nhưng chủ cũ không chăm sóc nên nó đơn điệu, xơ xác lắm.
Vẫn muốn con trai có không gian vui đùa, chạy nhảy, vừa tới nhà mới, dù trời đang dần chuyển sang đông, tôi liền bắt tay vào quy hoạch từng khu vực, trồng một số loại cây có thể sống qua mùa đông. Tới khi xuân sang, cây đã bén rễ tươi tốt, làm khu vườn có sức sống hơn”, chị Hiếu kể.
Những loại cây ở nhà cũ phù hợp với nhà mới, vợ chồng chị Hiếu cũng kỳ công mang qua.
![]() | ![]() |
Người chủ trước trải sỏi khắp vườn nên để bắt đầu trồng cỏ, trồng hoa, chị Hiếu phải di dời đá sỏi, cải tạo đất nền.
"Ngày nào tôi cũng lúi húi ngoài vườn để dọn sỏi, cắt cỏ từ sáng sớm. Có hôm đau lưng quá, tôi phải uống thuốc giảm đau mới ngủ được. Nhưng sáng hôm sau, tôi lại bê đồ ra vườn làm, không đành lòng bỏ cuộc”, chị Hiếu tâm sự.
Từng góc vườn được người mẹ Việt Nam chăm sóc kĩ lưỡng
Khu vườn gồm sân trước, bên hông nhà và sân sau. Tận dụng phần sân trước có những cây lá phong cổ thụ, chị Hiếu dọn dẹp, chuyển những thùng rác lớn tại đây đi nơi khác rồi trồng thêm thảm hoa ven gốc cây. Chị đặt hai chiếc ghế gỗ dưới tán cây. Buổi chiều, hai vợ chồng có thể ngồi uống trà, cà phê, ngắm ánh hoàng hôn.
Góc sân trước nhà của chị Hiếu
Cửa nhà ngập sắc hoa
Phần vườn bên hông nhà, chị Hiếu cắt bỏ hết những bụi lau, cây dại xấu xí, xơ xác, rồi trồng vào đó cúc mắt huyền, cẩm tú cầu, hoa cúc trắng…
![]() | ![]() |
Sân sau là khu vực vườn chính với bãi cỏ rộng, nơi gia đình vui chơi, tổ chức tiệc BBQ, đón bạn bè tới thăm... Chiếc cổng gỗ treo chuông xinh xắn do vợ chồng chị Hiếu tự tay thực hiện.
"Khi định làm chiếc cổng này, tôi hỏi báo giá của mấy người thợ tại Mỹ. Tiếc khoản chi phí quá lớn nên tôi tự làm. Ông xã chở tôi đi mua đồ nghề, nguyên vật liệu, phụ tôi dựng chiếc cổng gỗ treo chuông đúng ý”, chị Hiếu kể.
![]() | ![]() |
Chiếc cổng gỗ treo chuông vợ chồng chị Hiếu tự tay thực hiện
Chi phí nhân công ở Mỹ đắt đỏ, nên trừ những công việc nặng như cưa cây lớn, tỉa hàng rào cây thông cao thì chị Hiếu mới thuê người làm. Các công việc còn lại, chị đều tự tay thực hiện, “mỗi ngày làm một chút như kiến tha mồi”.
![]() | ![]() | ![]() |
Con trai chị Hiếu sinh ra ở Mỹ nhưng thường mặc áo bà ba, ngủ trên chiếc võng giữa vườn, vui chơi bên những chiếc chum đất, lu nước mẹ cất công mang từ Việt Nam qua.
![]() | ![]() |
Có nhiều năm gắn bó với Việt Nam, ông xã rất ủng hộ và sẵn lòng hỗ trợ chị Hiếu làm vườn hay trang trí ngôi nhà trong những dịp lễ, Tết truyền thống của quê hương vợ. Anh luôn tự hào, khi dù nhiều năm xa quê, chị Kim Hiếu vẫn giữ nét đẹp duyên dáng, đức tính chăm chỉ, chịu khó của người phụ nữ Việt.
Ảnh: NVCC
Nội dung MV xoay quanh cặp đôi (Chi Dân và Cù Thị Trà đóng) yêu nhau. Sau ngày tháng mặn nồng, họ bắt đầu cãi vã. Đỉnh điểm, hành động mất kiểm soát của chàng trai khi thấy có người tặng hoa tán tỉnh bạn gái khiến mối quan hệ trở nên khó cứu vãn.
MV kết mở bằng cảnh chàng trai gặp lại bạn gái cũ với thái độ lạnh nhạt, dửng dưng. Một số chi tiết cho thấy phần 2 của MV sẽ xoay quanh mối quan hệ giữa anh và bạn gái mới (Lê Bống đóng).
Sản phẩm được dán nhãn 18+ trên YouTube vì một số cảnh quay giường chiếu. Chi Dân và Cù Thị Trà vào vai đôi tình nhân phóng khoáng, muốn cùng nhau tận hưởng tuổi trẻ. Cảnh nóng giữa anh và diễn viên Hành trình công lýchớp nhoáng, cho thấy tình cảm mãnh liệt của cặp đôi. Ngoài ra, Chi Dân cũng bị Cù Thị Trà tát nhiều lần trong quá trình ghi hình.
MV Đừng khócđược thực hiện trong 1 tháng tại Singapore, tập trung vào những tòa cao ốc và khu vui chơi về đêm nơi đây. Vừa sang nước ngoài, Chi Dân bị bệnh, phải nhập viện khoảng 1 tuần ảnh hưởng không ít đến tiến độ chung cũng như tăng chi phí lưu trú.
Trích đoạn MV 'Đừng khóc'
Chi Dân xem sản phẩm mới như món quà dành tặng người hâm mộ. Anh hiện tập trung cho âm nhạc, mong muốn phát hành nhiều sản phẩm để đáp lại tình cảm họ.
Chi Dân sinh năm 1989 ở Kiên Giang, chủ yếu theo đuổi dòng nhạc pop/ballad. Anh được khán giả biết đến rộng rãi từ ca khúc Mất trí nhớ, sau đó là các bản hit như Điều anh biết, 1234, Anh muốn em giống ai... Không chỉ hát, ca sĩ còn khẳng định thế mạnh sáng tác, đứng sau nhiều hit của các đồng nghiệp.
Cù Thị Trà, 24 tuổi, là diễn viên, người mẫu tự do. Cô được biết đến qua vai luật sư Thanh, trợ lý của Quân (Quốc Huy) trong phim truyền hình Hành trình công lý. Cô từng học ngành Kế toán tại Đại học Kinh tế Quốc Dân, đời thường theo phong cách gợi cảm.
Thành Trí
Ở giữa bản đồ là một ý tưởng lớn hay vấn đề trung tâm sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho những ý chính và được nối với nhau. Nhánh chính lại được phân thành các nhánh nhỏ nhằm nghiên cứu chủ đề ở mức độ sâu hơn. Các nhánh nhỏ tiếp tục được phân thành nhiều nhánh nhỏ hơn, nhằm nghiên cứu vấn đề ở mức độ sâu hơn nữa khiến Bản đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng mà một bản liệt kê những ý tưởng thông thường không thể làm được.
Với phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh, Bản đồ tư duy chính là bức tranh mô tả việc vận hành tư duy của mỗi người. Tác giả Tony Buzan tin rằng, chúng ta đang sống trong một vũ trụ bao la rộng lớn, nhưng trong mỗi người cũng có một vụ trụ khác chưa được khai phá - đó là bộ não. Đi sâu khám phá “tiểu vũ trụ” này sẽ thu được những điều vô cùng kỳ diệu về tiềm năng không giới hạn của nhân loại.
Giá trị của việc sử dụng bản đồ tư duy
Như một người định hướng cho cuộc sống của bạn, khi biết cách ứng dụng, Bản đồ tư duy sẽ lao động cùng bạn, giúp bạn tìm ra điều mình thực sự muốn trong công việc, đem tới cái nhìn tổng quan hết sức rõ ràng về một số tình huống phức tạp và lấy đi những căng thẳng từ trách nhiệm và yêu cầu khắt khe của cuộc sống.
Thông thường, một người trung bình chỉ sử dụng chưa đến 1% năng lực bộ não trong các lĩnh vực sáng tạo, ghi nhớ và học tập - vậy thử tưởng tượng xem chúng ta sẽ đạt được những gì khi sử dụng 20%, 40% hay thậm chí đạt đến 100%?
Đọc Bản đồ tư duy trong công việc, mỗi độc giả sẽ kích hoạt tối đa tiềm năng của cả hai bán cầu não trái và nhận thấy bản thân là một "chiếc máy ý tưởng".
Chẳng hạn, hãy tưởng tượng bạn luôn muốn viết truyện trinh thám. Bạn có một ý tưởng mơ hồ về cốt truyện nhưng chưa bao giờ bắt tay vào viết.
Khi lập bản đồ tư duy cho cốt truyện, bạn sẽ có khả năng phát triển các ý tưởng đến mức có thể thực sự viết. Mỗi người hoàn toàn có khả năng biến giấc mơ của mình thành hiện thực. Hãy bắt đầu với một hình vẽ ở giữa trang giấy, ví dụ bạn có thể vẽ hung khí hay động cơ thúc đẩy vụ án, hoặc một nhân vật trung tâm.
Một ưu điểm nổi bật của hình thức này là giúp bạn không rời xa vấn đề trung tâm/ý tưởng lớn dù cho có mở rộng không gian nội dung đến mức độ nào. Cho dù bức tranh có rộng lớn đến đâu cũng sẽ hướng chủ thể tới một đích đến quan trọng và bao quát hơn.
Người đọc có thể sử dụngBản đồ tư duy trong công việcđể phát triển ý tưởng, khái niệm hoặc vấn đề, từ lên kế hoạch cho một bản báo cáo, một bài thuyết trình, một chiến lược kinh doanh cho đến việc tìm ra nghề nghiệp muốn theo đuổi.
Như Harry Scott, người phát ngôn của Speaker International chia sẻ: “Cái tinh túy của việc tạo lập bản đồ tư duy ở chỗ nó là một quá trình hoàn toàn tự nhiên. Một bản đồ tư duy lồng ghép tất cả các ý, chỉ vào một bức tranh mà nói được cả câu chuyện”.
Điều này có đủ kích thích bạn sở hữu cuốn sách giúp giải phóng bản thân khỏi lối mòn tư duy và giải quyết vấn đề một cách mạch lạc hơn?
Hương Hà